1. Tìm nhẫn cưới dựa vào sở thích chung
Nhẫn cưới là kỷ vật mà cả cô dâu và chú rể đều sẽ sử dụng trọn đời nên khi tìm nhẫn cưới, cả hai nên cân nhắc sở thích chung, không nên vì ý kiến riêng của một người mà làm người kia thấy không thoải mái. Ví dụ, nếu chú rể thích nhẫn cưới theo phong thủy mạnh mẽ, cứng cáp thì cô dâu không nên ép chàng đeo nhẫn cưới có đính pha lê hay có đường nét mềm mại. Nếu sở thích hai người quá khác nhau, hai chiếc nhẫn không cần quá giống nhau, mà chỉ cần khắc chữ hay có 1 - 2 đường nét chạm khắc tương đồng, như vậy cũng đủ thể hiện tình cảm gắn bó.
Khi đi mua nhẫn, chú rể và cô dâu nên cùng đi với nhau, vừa để tăng thêm tình cảm, vừa có lựa chọn thực tế. Đôi khi các hình ảnh trên Internet hay ở các tạp chí cưới không chính xác như khi bạn tận mắt nhìn thấy đôi nhẫn cưới ở ngoài, vì có thể do công nghệ hoặc thực tế thì không giống.
2. Chọn nhẫn cưới hợp túi tiền
Nhẫn cưới gắn bó với bạn lâu nhất sau đám cưới nhưng không vì thế mà bạn cần dồn hết tiền bạc để mua cặp nhẫn cao cấp, giá trị nhất. Một đôi nhẫn phù hợp, cân đối khi đeo lên tay, không lỗi mốt mới là nhẫn đẹp. Thay vì chọn bạch kim, cô dâu chú rể có thể chọn nhẫn cưới chất liệu vàng trắng, hoặc chọn kim cương nhân tạo thay cho kim cương tự nhiên sẽ giúp giảm chi phí đáng kể.
4. Cân nhắc về kiểu dáng tiện lợi
Các đôi uyên ương nên chọn các mẫu nhẫn chạm khắc không quá phức tạp, không có nhiều đường cắt, đường gờ, dễ bị móc vào quần áo hay va chạm với các vật khác trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, nhẫn cưới dạng trơn cũng không bị lỗi mốt, bền đẹp với thời gian.
Cần chọn nhẫn cưới đẹp và giá cả hợp lý.
5. Đo kích cỡ cẩn thận
Khi tới cửa hàng chọn nhẫn, cô dâu chú rể nên thử kích thước nhẫn ít nhất 2 lần và phải chú ý khi nhẫn viên ghi lại vì có không ít trường hợp lúc thử nhẫn là một cỡ, tới khi nhận sản phẩm hoàn chỉnh lại là một cỡ khác. Việc nhầm lẫn này không gây tổn thất lớn vì đa số các cửa hàng sẽ chỉnh sửa theo đúng kích cỡ của bạn, nhưng lại mất thời gian và khiến bạn không vui vẻ khi phải đợi sửa lại.
6. Bảo quản nhẫn
Khi mua nhẫn về, bạn nên cất nhẫn vào nơi an toàn, tránh các nơi ẩm ướt. Với các chất liệu như vàng, bạch kim, nhẫn cưới sẽ khó bị oxy hóa. Tuy nhiên khoảng một tháng một lần, cô dâu chú rể nên kiểm tra nhẫn để xem xét có biến đổi nào cần sửa chữa, khắc phục hay không. Bạn có thể mang nhẫn tới cửa hàng trang sức để họ làm sạch sản phẩm, giữ cho nhẫn cưới luôn sáng bóng. Một lưu ý nữa đôi uyên ương cần nhớ là không nên cất cặp nhẫn quá kỹ, dễ bị quên, không tìm lại được.
7. Hạn chế tháo nhẫn ra sau đám cưới
Nhiều đôi uyên ương chia sẻ, nhẫn cưới rất dễ mất, vì nó quá nhỏ, lại trơn và dễ tuột ra khỏi tay. Vì vậy, việc chọn đúng cỡ nhẫn, hạn chế hoặc tốt nhất không tháo nhẫn ra là cách bảo quản nhẫn tốt nhất. Trong trường hợp đặc biệt cần tháo nhẫn ra, bạn nên cất vào hộp, giữ trên bàn trang điểm hoặc một nơi an toàn nhất định. Bạn nên nhớ không được để nhẫn ở gần nơi thoát nước, bồn rửa mặt, nhà tắm vì ở đó, nhẫn cưới có thể trôi tuột đi bất cứ lúc nào.
8. Lựa chọn thương hiệu uy tín.
Đến với HJC bạn sẽ được các nhân viên tư vấn nhiệt tình cho bạn từ kiểu nhẫn, loại vàng phù hợp, và những thiết kê riêng cho từng đôi nhẫn. Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ thợ chế tác lành nghề và chính sách bảo hành uy tín của HJC sẽ khiến bạn thực sự yên tâm.
ML-hjc